Hội thảo Đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn và thiết kế vi mạch
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ BÁN DẪN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ BÁN DẪN
Mã ngành: 7440102_TD
Ngành Công nghệ bán dẫn được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, được Chính phủ đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm đưa Việt Nam trở thành một đơn vị có tiềm năng lớn trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Chương trình đào tạo “Công nghệ bán dẫn” của Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp tiềm năng này.
- GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình đào tạo ngành “Công nghệ bán dẫn” trình độ đại học tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên nhằm trang bị cho sinh viên đầy đủ những kiến thức và kĩ năng cần thiết về vật lý, toán học, điện tử, tin học… đặc biệt là các kiến thức chuyên sâu của ngành công nghệ bán dẫn, vật liệu nano tiên tiến và vi mạch điện tử; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng học tập suốt đời, khả năng sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và trách nhiệm nghề nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc; có kỹ năng giao tiếp tốt, sử dụng ngoại ngữ chuyên môn thành thạo, có đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ công nghiệp 4.0.
- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt dựa trên những kiến thức liên ngành và kĩ năng cần thiết về vật lý, toán học, điện tử, tin học, khoa học vật liệu và dữ liệu. Nội dung của Chương trình đào tạo tập trung từ các kiến thức nền tảng tới các kiến thức chuyên ngành về lý thuyết vi mạch bán dẫn, kiến thức về thiết kế vi mạch bán dẫn, công nghệ sản xuất, kiến thức và kỹ năng lập trình, mô phỏng; các nguyên lý điện tử và hệ thống; các kỹ năng thực hành thí nghiệm và các kiến thức thực tập doanh nghiệp, thực tập sản xuất. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức bổ trợ về kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý dự án, nghiên cứu khoa học,…
Chương trình bao gồm 135 tín chỉ được thực hiện trong 04 năm học:
- CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM
3.1 Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc tại các nhà máy sản xuất, khu công nghệ cao, các xí nghiệp, công ty, viện nghiên cứu: Samsung, LG, Amkor Technology Việt Nam (sản xuất điện tử và bán dẫn), Công ty sản xuất pin mặt trời (Boway-Boviet), Canon, Vinfast, Sein, Qualcomm, SK Hynix, Texas Instruments, Seoul semiconductor; chế tạo LED, Chip LED, v.v..
- Làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như: Viện nghiên cứu Điện tử, Tự động hoá; Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học; Viện công nghệ Điện tử; Viện công nghệ điện tử viễn thông, Viện Khoa học Vật liệu…;
- Có thể tự nghiên cứu, chế tạo và phát triển các sản phẩm, giải pháp hữu ích có tính sáng tạo cao, từ đó tự thành lập các doanh nghiệp tư nhân và khởi nghiệp;
- Giảng dạy Công nghệ vật liệu, Điện tử tại các trường Đại học, Cao đẳng; Giảng dạy STEM tại các trường trung học hoặc các công ty, trung tâm giáo dục tư nhân;
- Sinh viên học xong cũng có thể tiếp tục học nâng cao lên bậc thạc sĩ, tiến sĩ trong các cơ sở nghiên cứu đào tạo ở trong nước và quốc tế.
3.2 Các vị trí việc làm gồm:
- Kỹ sư thiết kế điện tử, vi mạch: phát triển và thiết kế, chế tạo chất bán dẫn, các vi mạch tích hợp, vi mạch analog, vi mạch kỹ thuật số và các linh kiện điện tử khác.
- Kỹ sư sản xuất: là người quản lý quá trình sản xuất và kiểm tra linh kiện điện tử nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng cách và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.
- Kỹ sư giám sát kiểm tra và chất lượng: thực hiện các kiểm tra, tư vấn để đảm bảo sản phẩm điện tử đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và không có lỗi sản xuất.
- Kỹ sư phân tích và mô phỏng: sử dụng công cụ mô phỏng và phân tích để nghiên cứu và cải tiến các linh kiện và quá trình sản xuất.
- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển (R&D): tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ và sản phẩm mới trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn (vi điện tử bán dẫn và mạch tích hợp).
- Kỹ sư kiểm thử và đóng gói bán dẫn: tham gia vào việc nghiên cứu đánh giá, kiểm thử và đóng gói sản phẩm điện tử và vi mạch.
3.3 Mức lương của ngành Công nghệ bán dẫn:
- Kỹ sư thiết kế vi mạch: 30 – 60 triệu đồng/ tháng
- Kỹ sư sản xuất và đóng gói: 15 – 35 triệu đồng/ tháng
- Kỹ sư kiểm thử bán dẫn: 12 – 30 triệu đồng/ tháng
- Kỹ sư vận hành thiết bị bán dẫn: 15 – 25 triệu đồng/ tháng
- Kỹ sư quản lý bán dẫn: 30 – 50 triệu đồng/ tháng
- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển (R&D): 25 – 40 triệu đồng/ tháng
- THÔNG TIN TUYỂN SINH
* Xét tuyển thẳng và dự bị đại học
- a) Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GDĐT.
- b) Ưu tiên xét tuyển thẳng các học sinh đã tốt nghiệp THPT là một trong các đối tượng sau vào ngành phù hợp
- Học sinh các Trường Chuyên;
- Học sinh học tại các trường THPT có kết quả học tập 3 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 đạt học lực giỏi;
- Học sinh là thành viên của đội tuyển thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia tất cả các môn và học sinh đạt giải kỳ thi Khoa học kỹ thuật các cấp.
- Học sinh có chứng chỉ quốc tế một trong các ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Đức... tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).
* Tổ hợp môn xét tuyển:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý
* Đối tượng dự thi:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học; Người tốt nghiệp trung cấp đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương.
- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập được ghi trong học bạ THPT
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào Kết quả Đánh giá năng lực
- Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào Kết quả Đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội
* Phương thức xét tuyển chi tiết hơn xin vui lòng xem thêm tại Trang thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên tại Website: https://tuyensinh.tnus.edu.vn/article/thong-tin-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-nam-2024
- THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN
Văn phòng Viện Khoa học và Công nghệ (Phòng 200 – Nhà Hiệu bộ) – Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên (Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)
PGS.TS. Nguyễn Xuân Ca (Viện trưởng), SĐT/ Zalo: 0985338855
PGS.TS. Nguyễn Văn Hảo (Phó Viện trưởng - Phụ trách đào tạo), SĐT/ Zalo: 0989348258
Trần Thu Trang (Trợ lý tuyển sinh), SĐT/ Zalo: 0982136558
Nguyễn Thị Luyến (Tư vấn tuyển sinh), SĐT/ Zalo: 0986360679
Email canx@tnus.edu.vn; haonv@tnus.edu.vn; trangtt@tnus.edu.vn; luyennt@tnus.edu.vn
Website Viện KH&CN: http://vienkhcn.tnus.edu.vn/
Website Trường ĐHKH: http://tuyensinh.tnus.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/vatly.tnus
Website Viện KH&CN Fanpage Viện KH&CN Website Trường ĐHKH