Phòng thí nghiệm Hóa đại cương và Hóa phân tích
“Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm”. Nhận thức được điều đó, các chương trình đào tạo tại Khoa Hóa học luôn gắn liền với việc thực hành trên phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất, trung tâm thí nghiệm thực hành. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, với chương trình đào được xây dựng một cách ưu việt, theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên thực hành nghề theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng nghề nghiệp tốt, Khoa Hóa học luôn chú trọng và cam kết sinh viên sẽ luôn được học tập trong một môi trường đào tạo lý tưởng.
Thí nghiệm hóa đại cương sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để có thể làm việc, cống hiến trong các ngành công nghiệp dược phẩm, bào chế thuốc, sản xuất thực phẩm chức năng…
Các bài thí nghiệm Hóa học:
- Kĩ thuật phòng thí nghiệm và dụng cụ trong phòng thí nghiệm hóa học.
- Pha chế và xác định nồng độ dung dịch.
- Cân bằng hóa học tốc độ phản ứng.
- Sự thủy phân sự điện li.
Hóa học các nguyên tố nhóm IA, IIA,IIIA
Phòng thí nghiệm gồm nhiều thiết bị hiện đại
Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
Phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử (Atomic Absorbtion Spectrometric - AAS) là phương pháp dựa trên nguyên lý hấp thu của hơi nguyên tử. Khi thực hiện chiếu vào đám hơi nguyên tử một năng lượng bức xạ đặc trưng của riêng nguyên tử đó. Sau đó đo cường độ còn lại của bức xạ đặc trưng này sau khi đã bị đám hơi nguyên tử hấp thụ, sẽ tính ra được nồng độ nguyên tố có trong mẫu đem phân tích.
-
Độ chính xác của máy AAS cao: RSD < 2%.
-
Độ lặp lại rất tốt: RSD < 1%.
-
Độ nhạy: rất nhạy, đo được hàm lượng tới ppb (microgam/ kg).
-
Phân tích được rất nhiều nguyên tố và thời gian phân tích nhanh.
Mục đích: Giúp định tính, định lượng kim loại nặng, nguyên tố nhanh chóng và tiện lợi, phù hợp phân tích nguyên tố kim loại độc hại với hàm lượng vết các kim loại nặng
Máy quang phổ khả kiến :
Hãng sản xuất: Jasco
Thông số kỹ thuật:
Hệ thống quang học: hai chùm tia, bộ đơn sắc Czerny-Turner mount.
+ Khoảng bước sóng: 190 – 2.700 nm (3.200 nm option)
+ Độ chính xác: ± 0.3 nm (656.1nm), ± 1.5 nm (1,312.2nm)
+ Tốc độ quét bước sóng: 10 – 4000nm / phút
+ Slew speed: 12,000 nm (UV/Vis), 48,000 nm (NIR)
+ Độ rộng khe phổ có thể điều chỉnh được như sau:
Vùng UV/Vis: 0.1, 0.2, 0.5, 1, 2, 5 10 nm; Vùng NIR: 0.4, 0.8, 2, 4, 8, 20, 40 nm
+ Độ truyền quang: 0 – 10,000 %T
Mục đích: Xác định hàm lượng vô cơ và hữu cơ, khảo sát tính chất của các vật liệu nano
Thiết bị phân tích nhiễu xạ tia X (XRD)
- Khe phân kỳ với nhiều kích thước tùy chọn khác nhau phù hợp với các yêu cầu phân tích chuyên biệt. Cung cấp tiêu chuẩn theo máy gồm 3 loại khe phân kỳ với kích thước: 0.1 mm, 0.2 mm và 0.6 mm
- Mức phóng xạ < 1 µSv/h tại khoảng cách 10 cm
Phân tích cấu trúc vật liệu hiện đại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Thiết bị đo hồng ngoại FT-IR với bộ đo mẫu phản xạ toàn phần UATR Phân tích cấu trúc mẫu nhanh, hiệu quả trong nhiều lĩnh vực
Thiết bị ICP-OES:
Thiết bị ICP-OES là công nghệ phân tích được sử dụng cho việc phát hiện vết nguyên tố. Mẫu được chuyển hóa thành dạng sương mù và chuyển tới plasma Argon. Sau đó bị phân hủy, nguyên tử và ion hóa và bị kích thích. Cường độ ánh sáng phát ra khi nguyên tử hoặc ion trở về trạng thái năng lượng thấp hơn được ghi nhận.
Thiết bị GCMS. Xác định cấu trúc hóa học các chất hữu cơ trong dung môi bằng phương pháp phân tích sắc ký khí khối phổ.
Thiết bị GCMS GC/MS là kỹ thuật phân tích có độ chọn lọc cao để xác định các chất nhờ vào quá trình đo khối lượng. Giống như trong sắc ký lỏng LC, sắc ký khí GC cũng gồm một pha động là pha khí, còn trong sắc ký lỏng pha động là pha lỏng.
Lưu ý trong GC/MS là quá trình chuẩn bị mẫu và lựa chọn dung môi vì mẫu bị bẩn hoặc phân hủy sẽ làm sai lệch độ nhạy của khối phổ rất nhiều. Các kỹ thuật chuẩn bị mẫu thường dùng: Chiết pha rắn (SPE), chiết lỏng – lỏng (LLE), vi chiết pha rắn (SPME).
Một dòng khí ở nhiệt độ cao và áp suất cao mang theo mẫu sẽ đi qua cột GC. Lột được đặt trong lò cột để điều khiển nhiệt độ của cột. Cột GC dạng mao quản làm giảm đáng kể tốc độ dòng mẫu, cho phép kết nối trực tiếp mới máy đo khối phổ. Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian phân tách trong cột GC gồm:
- Đặc điểm và quá trình chuẩn bị mẫu
- Loại pha động và pha tĩnh sử dụng
- Nhiệt độ điều chỉnh
- Cấu tạo của cột