Vật liệu từ và siêu vật liệu

Nghiên cứu tương tác của điện từ với siêu vật liệu (Metamaterials-MMs) hoạt động ở tần số vi sóng và THz

Nhóm nghiên cứu về vật liệu từ và siêu vật liệu gồm các thành viên: TS. Nguyễn Thị Hiền, TS. Chu Thị Anh Xuân, TS. Nguyễn Văn Khiển, và TS. Phạm Trường Thọ. Chúng tôi nghiên cứu về siêu vật liệu (vật liệu nhân tạo-Metamaterials), vật liệu cluster, vật liệu hấp thụ sóng vi ba (MAM - Microwave Absorbing Material) và sóng radar (RAM – Radar Absorbing Material). Các nghiên cứu về siêu vật liệu tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu tương tác của điện từ với vật liệu nhân tạo (Metamaterials-MMs) hoạt động ở tần số vi sóng THz. Trong khi đó, nghiên cứu về vật liệu từ và vật liệu hấp thụ sóng vi ba (MAM - Microwave Absorbing Material), sóng radar (RAM – Radar Absorbing Material) tập trung vào việc xây dựng quy trình chế tạo vật liệu hấp thụ sóng điện từ dựa trên vật liệu tổ hợp điện môi/ sắt từ, ferrite. Mong muốn của chúng tôi là tìm kiếm và phát triển các MAM/RAM có khả năng hấp thụ mạnh sóng vi ba trong dải tần số từ 2-18 GHz với hiệu suất hấp thụ lên đến trên 99,9%. Ngoài ra, chúng tôi còn đi sâu vào phân tích và giải thích cơ chế hấp thụ xảy ra tại các đỉnh hấp thụ cộng hưởng. Thay đổi các điều kiện công nghệ chế tạo nhằm mở rộng vùng tần số cộng hưởng, mở ra tiềm năng ứng dụng bằng cách thử nghiệm chế tạo sơn tàng hình sử dụng chất nhồi là các vật liệu tổ hợp nền điện môi/ sắt từ, ferrite. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tạo ra các vật liệu mới, thông minh, thay thế cho những vật liệu truyền thống và có giá thành cao, nghiên cứu các cơ chế dẫn thuốc, điều chế các loại thuốc có khả năng kháng virus, vi khuẩn.

Nhóm nghiên cứu chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực quang học, quang tử và siêu vật liệu như Viện Khoa học Vật liệu-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN, Đại học Leuven-Bỉ, Đại học Quốc gia Thanh Hoa (Đài Loan), Đại học Hanyang (Hàn Quốc). Phương pháp nghiên cứu của nhóm kết hợp cả 3 phương pháp: Mô phỏng (các phần mềm thương mại có bản quyền kết hợp với các code do nhóm thiết lập)+ thực nghiệm + lý thuyết tính toán 

Kết quả đạt được: từ năm 2014 lại đây có 17 công trính công bố trên các tạp chí ISI uy tín, riêng năm học 2019-2020 có 8 bài. Đặc biệt có các công bố được đăng trên các tạp chí Appl. Phys. Lett. 109, 221902 (2016); Scientific Reports 10 (2020)11429; Materials science and engineering B, 186 (2014), pp. 101-105.