Tuyển sinh & Đào tạo: Chương trình đào tạo

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Đào tạo cử nhân Vật lý có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trình độ lý thuyết và ứng dụng vững vàng để làm việc tốt trong các môi trường giảng dạy, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh cần đến kiến thức về Vật lý lý thuyết, Vật lý chất rắn, Điện tử học, Quang học quang phổ, Vật lý nano... Đặc biệt có năng lực phát triển các ứng dụng của Vât lý và công nghệ nano trong công nghiệp, nông nghiệp, xử lý môi trường, trong y sinh học. Có phương pháp tư duy khoa học, nhạy bén, năng động, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

2

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

3

Tư tưởng Hồ chí Minh

4

Tiếng Anh (1,2,3)

5

Tin học đại cương

6

Pháp luật đại cương

Kiến thức ngành/chuyên ngành

Kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành

1

Đại số Tuyến tính và hình học giải tích

2

Phương trình toán lý 1

3

Giải tích B1

4

Thực hành Vật lý đại cương 1,2

5

Tin học cơ sở

6

Xác suất thống kê

7

Hoá đại cương

8

Vật lý Đại cương 1, 2, 3

Kiến thức cơ sở ngành

1

Tiếng Anh chuyên ngành

2

Vô tuyến điện tử

3

Phương trình toán lý 2

4

Vật lý thống kê

5

Vật lý thiên văn

6

Thực tập điện tử học

7

Điện động lực học

8

Ngôn ngữ Mathlab

9

Cơ lý thuyết

10

Các phương pháp NCKH và triển khai ứng dụng trong Vật lý

11

Vật lý hạt nhân nguyên tử

12

Các phương pháp phân tích phổ

13

Cơ học lượng tử 1

14

Công nghệ nano và ứng dụng

15

Kỹ thuật số

   

Kiến thức chuyên ngành

I

Chuyên ngành Vật lý chất rắn

1

Vật lý và linh kiện bán dẫn

2

Linh kiện điện tử nano

3

Vật lý chất rắn 1

4

Vật lý linh kiện sensor bán dẫn từ

5

Thực hành Vật lý chất rắn

6

Các phương pháp phân tích cấu trúc vật rắn

7

Vật lý thông tin quang

   

II

Chuyên ngành Vật lý môi trường

1

Quản lý chất thải nguy hại

2

Năng lượng tái tạo

3

Khoa học môi trường đại cương

4

Công nghệ môi trường

5

Đánh giá tác động môi trường

6

Quản lí môi trường

7

Vật liệu polymer và composite

   

III

Chuyên ngành Vật lý Y-Sinh

1

Vật liệu sinh học

2

Ứng dụng công nghệ nano trong y sinh học

3

Thống kê sinh học

4

Ứng dụng công nghệ nano trong kiểm nghiệm và phân tích thực phẩm

5

Lý sinh học

6

Cơ sở kỹ thuật y sinh

7

Công nghệ Laser và các ứng dụng trong y học

8

Công nghệ plasma trong y sinh

IV

Chuyên ngành Vật lý kĩ thuật

1

Kỹ thuật tính toán số trong VLKT

2

Vật liệu tiên tiến

3

Kỹ thuật điều khiển tự động

4

Mô phỏng trong vật lý

5

Thiết kế mạch điện tử

6

Cảm biến và kỹ thuật đo lường

7

Công nghệ vi điện tử

   

 

Nội dung một số học phần bắt buộc

  1. Vật lý đại cương 1

Học phần này giup sinh viên nắm được các quy luật chuyển động và nguyên nhân chuyển động, điều kiện cân bằng của chất điểm, hệ chất điểm, vật rắn và chất lưu trong hệ quy chiếu quán tính và phi quán tính. Hiểu được các định luật biến thiên và bảo toàn, các quy luật và hiện tượng cơ bản của chuyển động nhiệt, nhiệt học và vật lý phân tử. Luyện cho sinh viên có kỹ năng giải một số bài toán cơ bản, có khả năng giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến môn học.

  1. Phương trình toán lý

Các hiện tượng vật lý xảy ra trong tự nhiên được mô tả bằng cách phương trình toán học. Học phần phương trình toán lý nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên cách thức giải những phương trình đạo hàm riêng xuất hiện khi mô tả các quá trình vật lý khác nhau, như hiện tượng dao động, truyền sóng, truyền nhiệt, khuếch tán hay thế của các trường vật lý...Trong học phần trình bày cách phân loại chúng, chỉ ra các điều kiện biên hay điều kiện ban đầu thích hợp với từng loại, các phương pháp giải chúng, như phương pháp đặc trưng, phương pháp Fourie, phương pháp hàm Green, phương pháp tính gần đúng các bài toán biên. Trong học phần cũng trình bày các hàm đặc biệt như các đa thức trực giao, hàm gamma, hàm trụ, hàm cầu, hàm siêu bội. Các hàm này cần thiết để diễn tả nghiệm của các phương trình toán lý.

  1. Vật lý đại cương 2

Học phần này nhằm mục đích giúp sinh viên nắm được một cách đầy đủ và chắc chắn những kiến thức cơ bản về các hiện tượng điện và từ, khái niệm điện trường, từ trường, điện từ trường và các tính chất vật lý của trường. Biết vận dụng những kiến thức đó để giải thích các hiện tượng điện và từ trong tự nhiên và đời sống, hiểu được nguyên tắc việc ứng dụng các hiện tượng điện từ trong khoa học, kỹ thuật.

  1. Ngôn ngữ Mathlab

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của vật lý tính toán và khả năng lập trình máy tính bằng ngôn ngữ cấp cao Matlab để có thể giải được các bài toán Vật lý trên máy tính.

  1. Vật lý đại cương 3

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tính chất sóng của ánh sáng, ánh sáng có bản chất sóng điện từ, hiện tượng giao thoa, hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, hiện tượng phân cực. Ánh sáng truyền trong các môi trường, hiện tượng tán sắc ánh sáng, hấp thụ, tán xạ..Hiện tượng bức xạ nhiệt. Tính chất hạt ánh sáng; hiện tượng quang điện, hiệu ứng Comton.

  1. Vật lý thiên văn

Nghiên cứu qui luật chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ giữa Trái đất và bầu trời, nghiên cứu cấu trúc và bản chất vật lý của các thiên thể và các quá trình xảy ra trong vũ trụ, tìm hiểu các giả thuyết về nguồn gốc hình thành và sự phát triển của các thiên thể cũng như­ của toàn vũ trụ. Sinh viên có thể xác định vị trí các sao, các thiên thể trong vũ trụ.

  1. Cơ lý thuyết

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng tính toán trong cơ học, lý thuyết tương đối hẹp của Einstein…

  1. Tiếng Anh chuyên ngành 1

Giúp sinh viên rèn luyện, nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, hiểu liên quan đến khoa học quản lý. Sau học phần tiếng Anh chuyên ngành khoa học quản lý, sinh viên có khả năng đọc, dịch, viết, phân tích và lấy thông tin từ các tài liệu khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học quản lý.

  1. Cơ học lượng tử

Sinh viên phải hiểu thật kỹ các khái niệm cơ bản: Tính lượng tử hóa, tính lưỡng sóng và hạt, phep đo trong cơ học lượng tử, nguyên lý bất định Heisenberg, nguyên lý chồng chập trạng thái, nguyên lý bổ sung, toán tử ecmite, phương trình trị riêng, các thiết lập phương trình Schorodinger, đao động tử điều hòa, bài toán hạt trong trường xuyên tâm, nguyên tử hydro, lý thuyết nhiễu loạn, hiệu ứng Zeeman, hiệu ứng Stark, phân tử hydro.

  1. Vật lý hạt nhân nguyên tử

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về các mẫu cấu trúc nguyên tử, các phương pháp phân loại phổ của nguyên tử và ảnh hưởng của từ trường, điện trường lên phổ nguyên tử.

  1. Kỹ thuật số

Giúp sinh viên hiểu được các phép toán logic, các nguyên tắc xây dựng và hoạt động của các mạch số đơn giản. Nắm được các định lý cơ bản của đại số Boole các cửa logic cơ bản. Biết thiết kế các mạch logic tổ hợp và ứng dụng chúng trong thực tiễn.

  1. Thực tập điện tử học

Hệ thống được cung cấp trên cơ sở các thành tựu mới nhất của công nghệ điện tử, dựa trên sản phẩm thiết bị và mô hình đào tạo về điện tử của các nước tiên tiến và đặc thù của chương trình giáo dục tại các nước đang phát triển. Một tập hợp đa dạng các bài thực tập cho phép giáo viên lựa chọn các nội dung thích hợp cho chương trình đào tạo thực nghiệm, và hơn nữa có thể tiến hành các thí nghiệm mở rộng và chuyên sâu.

  1. Vật lý thống kê

Học phần Vật lý thống kê và nhiệt động học trang bị cho sinh viên các kiến thức hiện đại của Vật lý lý thuyết liên quan đến hệ nhiều hạt, cụ thể là các khái niệm về các đại lượng nhiệt động như trọng số thống kê, nhiệt độ, entropy, năng lượng tự do, các thế nhiệt động, sụ cân bằng pha và chuyển pha. Học phần trình bày các hàm phân bố Gibbs, phân bố Maxwell – Boltzmann, phân bố Fermi-Dirac; các áp dụng của phân bố này trong một số lý thuyết : Nhiệt dung vật rắn, khí điện tử tự do trong kim loại, bức xạ nhiệt cân bằng. Tiếp đến, học phần khảo sát lý thuyết cổ điển về các quá trình không cân bằng. Và cuối cùng, học phần trình bày một số vấn đề liên quan đến thống kê lượng tử không cân bằng và lý thuyết lượng tử áp dụng trong Vật lý thống kê.

  1. Vô tuyến điện tử

Hệ thống được cung cấp trên cơ sở các thành tựu mới nhất của công nghệ điện tử, dựa trên sản phẩm thiết bị và mô hình đào tạo về điện tử của các nước tiên tiến và đặc thù của chương trình giáo dục tại các nước đang phát triển. Một tập hợp đa dạng các bài thực tập cho phép giáo viên lựa chọn các nội dung thích hợp cho chương trình đào tạo thực nghiệm, và hơn nữa có thể tiến hành các thí nghiệm mở rộng và chuyên sâu.

  1. Các phương pháp phân tích phổ

Học phần nhằm giúp sinh viên nắm được các phương pháp phân tích phổ hiện nay. Phương pháp phân tích quang phổ là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong việc phân tích các khoáng vật, nó xem xét màu nào đậm nhất trong vạch quang phổ dể xác định ra thành phần hóa học của khoáng vật đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tinh chế đơn chất từ khoáng vật.

  1. Công nghệ nano

Công nghệ nano là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanômét (nm, 1 nm = 10-9 m). Ranh giới giữa công nghệ nano và khoa học nano đôi khi không rõ ràng, tuy nhiên chúng đều có chung đối tượng là vật liệu nano. Công nghệ nano bao gồm các vấn đề chính sau đây: Cơ sở khoa học nano, phương pháp quan sát và can thiệp ở qui mô nm, chế tạo vật liệu nano, ứng dụng vật liệu nano. Học phần giúp sinh viên hiểu về công nghệ nano, nắm được các công nghệ chế tạo các thiết bị có kích thước nano, và ứng dụng của công nghệ này trong thực tế.